ForeverMissed
Large image
This memorial website was created in memory of our loved one, Sach Tran, 82 years old, born on December 16, 1942, and passed away on May 27, 2024. We will remember him forever.

Trang web tưởng niệm này được tạo ra để tưởng nhớ người thân yêu của chúng tôi, Sách Trần, 82 tuổi, sinh ngày 16 tháng 12 năm 1942 và qua đời vào ngày 27 tháng 5 năm 2024. Chúng tôi sẽ nhớ đến ong ấy mãi mãi
June 1
June 1
Thư gửi người đi xa
- Anh Trần Hoài Thư ơi à. – Không nghe tiếng trả lời.
- Anh ấy bây giờ chẳng thèm trả lời ai nữa!
- Anh “không thèm vịn vào thơ để đứng dậy nữa rồi!”
- Thơ hay văn anh cũng quăng đi vì anh bận đi theo chị Yến!
- Đúng. Chẳng còn gì đáng để anh Trần Hoài Thư bấu víu nơi cõi đời này nữa khi chị Yến đã ra đi.
- Chỉ có điều con trai Thoại của anh chị là đáng thương thôi. Vì đúng ngày này tháng trước, chị từ giã hai cha con anh. Nay đến anh, ngày này tháng sau, để lại thằng nhỏ cui cui một mình ở cõi đời.
- Cũng may nó đã có gia đình vợ và con, một vòng luyến ái khác tiếp nối. Để có những bận rộn và ràng buộc khác để Thoại bị sao lãng mà bớt đi nỗi buồn mồ côi cả cha lẫn mẹ trong một thời gian rất ngắn!
- Mong rằng là thế!
Anh Trần Hoài Thư à, những bạn bè xa gần nghĩ về anh về chị Yến và Thoại là thế đấy. Mong anh đã gặp và nắm được tay chị Yến. Hai anh chị dung dăng dung dẻ trên cõi đời nào đó và nhìn xuống trần gian mà cười xòa một tiếng, nha anh.
Em Liên
June 11
June 11
TƯỞNG NHỚ TRẦN HOÀI THƯ
Hùng Bi

TRẦN gian phiêu bạt thời binh lửa
R ong bước ngang đời đã đủ chưa?
Ầ m vang pháo dội chai tay súng
N goái lại chục năm chắc cũng thừa

HOÀI vọng nhớ về nơi quê cũ
O an khuất anh linh chốn ngục tù
À ơi! Võng Mẹ ru tròn giấc
I n tiếng trưa xưa đã biệt mù

THƯ quán người kỳ công tải đạo
H ồn quê hồn chữ khỏi lao đao
Ư ơm mộng phục hồi văn chương cũ
nửa bước…thiên thu đã gọi chào
June 8
June 8
L Ờ I C U Ố I T I Ễ N B I Ệ T T R Ầ N H O À I T H Ư
[ trong sưu tập Trang VHNT Phạm Cao Hoàng ]

H Ẹ N L Ạ I


Rồi thôi khép lại sách trần
Giở từng trang một còn ngân vọng dài
Chiếc én bay ngoài trần ai
Rủ chiều cùng đến phương hoài niệm thư
Không đâu. không phải tạ từ
Chỉ là manh khởi cuộc như lai về
Đến đâu về đâu chẳng nề
Tóc đuôi gà buộc phu thê trọn tình
Ô kìa. hương khói chung chinh
Kỳ nam trú niệm lữ trình ý nhi


)(
h o à n g x u â n s ơ n
2.juin 2024
[ lời cho Thư Yến ]

Photo: nhà văn Trần Hoài Thư par Phạm Cao Hoàng

June 2
June 2
T R Ầ N H O À I T H Ư
M Ộ T C Á C H R A Đ I

Thường thì là ‘Sống gửi thác về’. Nhưng với Kim Mao Trần Hoài Thư thì không phải thế: 'sinh' có thể là ký gửi, nhưng 'tử' không phải là trở về. Mà là đi. Là khởi đầu một cuộc lữ khác. Là ra đi.

Đi đâu?

Tôi ngờ là thám báo Trần Quí Sách đang đi tiền phong thám thính, đang cùng người bạn thiết Nguyễn Ngọc Yến rủ nhau đằng vân khắp sáu cõi trời Đâu Suất, Đao Lợi, sục sạo đi tìm các bí lục, các ‘yến sách’ đầy giòng hư tự.

Trời gọi Trần Hoài Thư đã lâu. Nhưng anh bảo Trời khoan đã. Chờ anh ít lâu. Đã nhiều năm gan phổi anh đã vá chằng vá đụp, lục phủ ngũ tạng đã rã rượi, khí độc không thải ra được, khiến lắm phen hôn mê bất tỉnh. Thế mà anh lại cứ sinh tồn, cứ vẫn tiếp thủ săn sóc cái chùm tóc đuôi gà bồ kết của anh. Gan phổi cũng phải cung kính tuân mệnh. Chờ đó, ta chưa chết được. Thật bái phục cái năng lực lạ thường.

Nay chị đã đi. Hẹn nhau một tháng ở lại lo hậu sự. Xong xuôi rồi thì cái nhục thể này chẳng có lý cớ gì nấn ná thêm nữa. Thế là ra đi. Một cách ra đi hào hùng đầy ngạo nghễ. 

Con người ấy có bao giờ chịu ngồi yên. Lái xe đi đến Cornell ở trên trời thì đã có Ngọc Yến đồng hành. Đã có cái nguồn năng lực phi phàm đang chờ sẵn, thì hẳn là phải hào hứng ra đi.

Chúc anh thượng lộ. Hẹn gặp nhau tuần tới. Thắp cho nhau nén hương.

Tô Thẩm Huy
29/5/2024

Leave a Tribute

Light a Candle
Lay a Flower
Leave a Note
 
Recent Tributes
June 11
June 11
TƯỞNG NHỚ TRẦN HOÀI THƯ
Hùng Bi

TRẦN gian phiêu bạt thời binh lửa
R ong bước ngang đời đã đủ chưa?
Ầ m vang pháo dội chai tay súng
N goái lại chục năm chắc cũng thừa

HOÀI vọng nhớ về nơi quê cũ
O an khuất anh linh chốn ngục tù
À ơi! Võng Mẹ ru tròn giấc
I n tiếng trưa xưa đã biệt mù

THƯ quán người kỳ công tải đạo
H ồn quê hồn chữ khỏi lao đao
Ư ơm mộng phục hồi văn chương cũ
nửa bước…thiên thu đã gọi chào
June 8
June 8
L Ờ I C U Ố I T I Ễ N B I Ệ T T R Ầ N H O À I T H Ư
[ trong sưu tập Trang VHNT Phạm Cao Hoàng ]

H Ẹ N L Ạ I


Rồi thôi khép lại sách trần
Giở từng trang một còn ngân vọng dài
Chiếc én bay ngoài trần ai
Rủ chiều cùng đến phương hoài niệm thư
Không đâu. không phải tạ từ
Chỉ là manh khởi cuộc như lai về
Đến đâu về đâu chẳng nề
Tóc đuôi gà buộc phu thê trọn tình
Ô kìa. hương khói chung chinh
Kỳ nam trú niệm lữ trình ý nhi


)(
h o à n g x u â n s ơ n
2.juin 2024
[ lời cho Thư Yến ]

Photo: nhà văn Trần Hoài Thư par Phạm Cao Hoàng

June 2
June 2
T R Ầ N H O À I T H Ư
M Ộ T C Á C H R A Đ I

Thường thì là ‘Sống gửi thác về’. Nhưng với Kim Mao Trần Hoài Thư thì không phải thế: 'sinh' có thể là ký gửi, nhưng 'tử' không phải là trở về. Mà là đi. Là khởi đầu một cuộc lữ khác. Là ra đi.

Đi đâu?

Tôi ngờ là thám báo Trần Quí Sách đang đi tiền phong thám thính, đang cùng người bạn thiết Nguyễn Ngọc Yến rủ nhau đằng vân khắp sáu cõi trời Đâu Suất, Đao Lợi, sục sạo đi tìm các bí lục, các ‘yến sách’ đầy giòng hư tự.

Trời gọi Trần Hoài Thư đã lâu. Nhưng anh bảo Trời khoan đã. Chờ anh ít lâu. Đã nhiều năm gan phổi anh đã vá chằng vá đụp, lục phủ ngũ tạng đã rã rượi, khí độc không thải ra được, khiến lắm phen hôn mê bất tỉnh. Thế mà anh lại cứ sinh tồn, cứ vẫn tiếp thủ săn sóc cái chùm tóc đuôi gà bồ kết của anh. Gan phổi cũng phải cung kính tuân mệnh. Chờ đó, ta chưa chết được. Thật bái phục cái năng lực lạ thường.

Nay chị đã đi. Hẹn nhau một tháng ở lại lo hậu sự. Xong xuôi rồi thì cái nhục thể này chẳng có lý cớ gì nấn ná thêm nữa. Thế là ra đi. Một cách ra đi hào hùng đầy ngạo nghễ. 

Con người ấy có bao giờ chịu ngồi yên. Lái xe đi đến Cornell ở trên trời thì đã có Ngọc Yến đồng hành. Đã có cái nguồn năng lực phi phàm đang chờ sẵn, thì hẳn là phải hào hứng ra đi.

Chúc anh thượng lộ. Hẹn gặp nhau tuần tới. Thắp cho nhau nén hương.

Tô Thẩm Huy
29/5/2024
His Life
May 31
Ông Trần Quí Sách, 82 tuổi, đã qua đời một cách thanh thản vào ngày 27 tháng 5 năm 2024 tại Bệnh viện JFK ở Edison, NJ. Được độc giả biết qua bút danh Trần Hoài Thư, ông sinh ngày 16 tháng 12 năm 1942 tại Đà Lạt, Việt Nam. Cha ông là Trần Quí Bút và mẹ ông là Nguyễn Thị Anh. Ông là con út trong gia đình với ba người con trai.

Tuổi thơ thất lạc cha. Ông theo mẹ sống khổ cực ở Nha Trang, và có một thời gian phải ở cô nhi viện Hòn Chồng Bethlehem. Sau khi đoàn tụ với thân phụ, ông theo học tại Quốc Học Huế rồi Đại học Sài Gòn. Trong hai năm 1964 -1966, ông là giáo sư tại trường THPT Trần Cao Vân, tỉnh Quảng Tín (nay sáp nhập vào Quảng Nam). Năm 1967, ông nhập ngũ khóa 24 SQTB Thủ Đức. Ông đã phục vụ trong Đại Đội 405 Thám Kích thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh trong 4 năm quân ngũ. Sau đó ông về làm phóng viên chiến trường ở Vùng IV trong 2 năm. Ông đã từng bị thương 3 lần.

Sau ngày 30/4/1975, ông đi “học tập cải tạo” hơn 4 năm. Năm 1980, nhà văn Trần Hoài Thư vượt biển, được bảo lãnh qua Mỹ, sinh sống ở nhiều nơi khác nhau và cuối cùng đến định cư ở tiểu bang New Jersey. Khi qua Mỹ, ông quay đi học trở lại và tốt nghiệp với bằng Cử Nhân Điện Toán và bằng Cao Học Toán Ứng Dụng. Ông được nhận vào làm cho công ty AT&T và sau đó chuyển sang làm cho công ty điện toán IBM. Chức vụ cuối cùng trước khi nghỉ hưu là Project Leader.

Ông bắt đầu viết văn từ năm 1964. Truyện ngắn đầu tay của ông Nước Mắt Tuổi Thơ được đăng trên tạp chí Bách Khoa Sài Gòn. Các tác phẩm của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học. Chính nhờ thơ của mình mà ông đã gặp được vợ, người đã yêu thích những tác phẩm của ông và bắt đầu trao đổi thư từ với ông. Tên cô là Nguyễn Ngọc Yến, họ kết hôn trong một buổi lễ đơn giản vào ngày 14 tháng 6 năm 1972.

Sau khi nghỉ hưu năm 2004, ông cùng người bạn lâu năm là Phạm Văn Nhàn thành lập tạp chí Thư Quán Bản Thảo và nhà xuất bản Thư Ấn Quán. Kệ sách DI SẢN VĂN HỌC MIỀN NAM của nhà xuất bản Thư Ấn Quán đã sưu tầm và in lại hàng trăm tác phẩm giá trị, nổi bật nhất là bộ THƠ MIỀN NAM gồm 5 tập với khoảng 3.500 trang và bộ VĂN HỌC MIỀN NAM gồm 4 tập với khoảng 2400 trang.

Những nổ lực này được xem là quan trọng trong việc hồi sinh nền văn học miền Nam Việt Nam.

Ra đi trước ông là người vợ yêu dấu 52 năm của ông, Nguyễn Ngọc Yến, vừa qua đời vào ngày 27 tháng 4 năm 2024. Ông để lại người con trai Trần Quí Thoại, con dâu Tạ Kim Cương và hai cháu Sebastian và Leana. Ông còn hai người anh Trần Quí Phiệt và Trần Quí Trâm cùng các cháu trai và cháu gái khác.

Ông được nhớ qua khiếu hài hước, sự hào phóng, một đạo đức làm việc chăm chỉ và sự tận tâm không ngừng nghỉ đối với gia đình.

Tang lễ sẽ được tổ chức tại Nhà Quàn Memorial, 155 South Avenue, Fanwood NJ, vào thứ bảy ngày 8 tháng 6, từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Nghi thức di quan và hỏa táng sẽ ở Somerset Hills Memorial Park.


Sach Qui Tran, 81, passed away peacefully on May 27 2024 at JFK Hospital in Edison, NJ. Also widely known by his pen name “Tran Hoai Thu,” he was born on December 16 1942 in Da Lat, Vietnam.  His father was Tran Qui But and his mother was Nguyen Thi Anh. He was the youngest of their three sons.

When he was young, he was separated from his father and followed his mother to live a difficult life in Nha Trang city, and for a time lived in the Hon Chong Bethlehem orphanage.  After reuniting with his father, he studied at Quoc Hoc Hue, Saigon University.  From 1964-1966, he was a professor at Tran Cao Van High School, Quang Tin province (now merged into Quang Nam).      In 1967, he joined the army, class 24 of the Thu Duc SQTB.  Served  in the 405th Reconnaissance Company of the 22nd Infantry Division for 4 years.  Then he worked as a war correspondent in Region IV for 2 years.  He was injured 3 times.      After April 30, 1975, he went to re-education camp for more than 4 years.      In 1980, Tran Hoai Thu crossed the sea, settled in the US, lived in many different places and finally came to live in New Jersey.  When he came to America, he went back to school and graduated with a Bachelor of Computing and a Master's degree in Applied Mathematics.  He was accepted to work for AT&T company and then moved to work for IBM computing company.  Last position before retirement was Project Leader.     

He started writing in 1964. His first short story, "Tears of Childhood," was published in Saigon Polytechnic magazine.  His writings appeared in numerous literary magazines. It was through his poetry that he met his wife, who had fallen in love his writings and started to correspond with him. Her name was Nguyen Ngoc Yen, and they got married in a simple ceremony on June 14 1972.    After retiring in 2004, he and his longtime friend Pham Van Nhan founded Thu Quan Ban magazine and Thu An Quan publishing house.  The SOUTHERN LITERATURE HERITAGE bookshelf of Thu An Quan publishing house has collected and reprinted hundreds of valuable works, most notably the SOUTHERN POETRY series consisting of 5 volumes with a total of about 3,500 pages and the SOUTHERN LITERATURE series  4 volumes with a total of about 2400 pages.   This was widely regarded to be very important in the revitalization of South Vietnamese literature.

He was preceded by his beloved wife of 52 years, Nguyen Ngoc Yen, who passed away recently on April 27 2024. He is survived by his son, Thoai Qui Tran, daughter-in-law, Kim Cuong Ta, and two grand children, Sebastian and Leana. He is also survived by two brothers, Tran Qui Tram and Tran Qui Phiet, along with other nieces and nephews.

He was known for his great sense of humor, generosity, hard work ethics, and his unfaltering devotion to his family.
Recent stories

Invite others to Sach's website:

Invite by email

Post to your timeline